Bê Tông Cốt Thép Là Gì? Các Phương Pháp Phân Loại Bê Tông Cốt Thép Cơ Bản

Admin 7/02/2022

Hiện nay, bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến ở hầu hết các công trình liên quan đến giao thông, thủy lợi hay một số loại hình xây dựng khác. Được đánh giá là một loại đá nhân tạo rất vững chắc. Bài viết sau đây, Nam Thành Vinh Steel sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên vật liệu này nhé.

Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép được hình thành từ sự kết hợp giữa bê tông và thép. Hai loại vật liệu này tham gia vào kết cầu xây dựng của công trình nhằm chịu lực chính. Trong đó bê tông thì chịu nén, còn thép thì chịu kéo. 

Vậy, bê tông cốt thép tên tiếng anh là gì?. Câu trả lời là reinforced concrete hoặc ferroconcrete

>>> Thông tin chi tiết Thép hình và 6 loại thép hình phổ biến nhất hiện nay.

Ưu điểm và nhược điểm của bê tông cốt thép

Ưu điểm

  • Bê tông cốt thép có từ lâu đời bởi vì giá thành của nó thấp. Được tạo ra từ các vật liệu có sẵn như đá, sỏi, cát. Cùng với xi măng và thép có giá cao hơn tuy nhiên tỷ trọng chỉ chiếm từ ⅙ đến ⅕ toàn bộ tổng khối lượng.
  • So với các nguyên vật liệu như đá, gỗ, gạch, v..v thì bê tông cốt thép chịu lực tốt hơn.
  • Có khả năng chịu được các ăn mòn hóa học hay xâm thực cao hơn nhiều so với thép gỗ. Ngoài ra, khi gặp vấn đề thì việc duy trì chi phí bảo trì cũng thấp hơn.
  • Khả năng chống cháy tốt dưới ngưỡng  400 °C 
  • Việc hấp thu năng lượng của bê tông cốt thép tốt. 
Ưu và nhược điểm của bê tông cốt thép

Ưu và nhược điểm của bê tông cốt thép

Nhược điểm

  • Thời gian thi công khá lâu. Chúng ta luôn phải chú ý đến thời gian bê tông cần đông cứng, nếu có tác động của môi trường cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Do vậy, cần sử dụng kết cấu bê tông ứng lực trước, kết hợp với kết cấu bê tông cường độ cao cùng các giải pháp xây dựng hợp lý.
  • Khả năng tái sử dụng bê tông cốt thép rất tốn kém và tiêu tốn nhiều công sức. 
  • Bên cạnh đó, chi phí cho hệ thống ván khuôn cũng là yếu tố cần cân nhắc

Các cách phân loại bê tông cốt thép

Theo các phương pháp thi công hiện nay, có 3 cách phân loại bê tông cốt thép phổ biến. Đương nhiên có những cách phân loại khác.

Theo phương pháp thi công

Bê tông cốt thép toàn khối

Bê tông cốt thép toàn khối

Bê tông cốt thép toàn khối

Đây là loại bê tông cốt thép có độ cứng cao, trong quá trình sử dụng để hoàn thành xây dựng có mức độ chịu lực động tốt. Tuy nhiên, loại bê tông này bị ảnh hưởng bởi thời tiết nếu chúng ta tiến hành thi công ngoài trời. 

Bê tông cốt thép được đúc từ các ván khuôn, cột chống. Khung bê tông cốt thép toàn khối thường được dầm cột đều và đổ tại chỗ. 

Bê tông cốt thép lắp ghép

Bê tông cốt thép nửa lắp ghép

Bê tông cốt thép nửa lắp ghép

Bê tông cốt thép lắp ghép có kết cấu từ các kết cấu riêng lẻ để chế tạo các nhà máy hay các sân bãi. Sau đó, vận chuyển đến công trường đang thi công. Sử dụng cần cẩu lắp ghép rồi nối chúng lại với nhau tạo nên một kết cấu hoàn thiện tại vị trí thiết kế. 

Kết cấu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép này có độ cứng cao, được chế tạo từ các cấu kiện như: móng, cột, dầm, sàn. v..v ở các nhà máy, sau đó mới tiến hành lắp ghép cho các công trình. Không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thời tiết. Nhờ sử dụng bê tông cốt thép lắp ghép mà chúng ta có thể bỏ đi các ván khuôn cũng như các cột chống. 

Cách thi công bê tông cốt thép lắp ghép giúp đảm bảo chất lượng bê tông tại từng cấu kiện. Tuy nhiên tính ổn định của công trình không quá cao. 

>>>  Giới Thiệu Nhà Phân Phối Sắt Thép Nam Thành Vinh – Đại Lý Sắt Thép Hàng Đầu Việt Nam

Bê tông cốt thép nửa lắp ghép

Bê tông cốt thép nửa lắp ghép có kết cấu được hình thành nhờ phương pháp lắp ghép và phương pháp bê tông toàn khối. Kết cấu bê tông cốt thép phần cấu kiện cơ bản này dùng trong thi công lặp đi lặp lại ở những vị trí khác nhau trong từng công trình. 

Đối với loại bê tông cốt thép này thì các cấu kiện được chế tạo ở các nhà máy, rồi một số khác thì đổ ở những công trình. Từ đó đảm bảo tính chắc chắn và ổn định cho các công trình. Các loại móng, cột hoặc dầm sẽ tiến hành đổ toàn khối còn sàn thì được lắp ghép sau. 

Theo hiệu suất khi chế tạo

Bê tông cốt thép thường

Với trạng thái không ứng suất trước trong lúc chế tạo. Trừ nội suất do co ngót và do sự giãn nở từ nhiệt của bê tông. Cốt thép của bê tông cốt thép thường chỉ chịu ứng suất trong trường hợp cấu kiện chịu lực ngoài, xét cả trọng lượng của bản thân. 

Bê tông cốt thép ứng suất trước

Với ưu điểm là hạn chế các vết nứt cũng như độ võng. Loại bê tông cốt thép này khử ứng suất kéo trong tiết diện bê tông. Khi buông cốt thép nó sẽ co lại, tạo nên ứng suất trước tại tiết diện của bê tông. 

Tham khảo thêm:

>>> Thép Được Chia Làm Mấy Loại? Tất Tần Tật Các Cách Phân Loại Thép Phổ Biến

>>> Thép Ống là Gì? Phân Loại Thép Ống Trên Thị Trường Hiện Nay

>>>  Các Loại Thép Trong Xây Dựng Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất

 

Trên đây là những thông tin cơ bản về bê tông cốt thép. Nam Thành Vinh Steel hy vọng kiến thức này có ích đến bạn!