Thép Cán Nóng Là Gì? Ứng Dụng Của Thép Cán Nóng

Admin 15/02/2022

Thép cán nóng là một loại vật liệu được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải… Lý do gì khiến loại vật liệu này được sử dụng nhiều đến vậy? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về thép cán nóng (băng thép cán nóng) và biết cách sử dụng loại thép này đúng lúc, đúng chỗ.

Thép tấm cán nóng là gì?

Thép tấm cán nóng là loại thép tấm mỏng, phẳng, có màu xanh đen đặc trưng. Bề mặt thô, dày từ 3 – 100 ly, được chế tạo bằng cách cán mỏng phôi thép ở nhiệt độ cao (trên 1000 độ C).

Tấm thép rất dễ bảo quản, độ bền cao, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và môi trường. Ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp xe hơi, sản xuất kết cấu, gia công cơ khí, đóng tàu, xây dựng dân dụng.

thép cán nóng

Tiêu chuẩn thép cán nóng

Thép lá cán nóng cần phải đạt dung sai kích thước và hình dạng quy định theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10351:2014. Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

  • Băng thép cán nóng được cán trên máy cán đảo chiều có chiều dày danh nghĩa 3 – 400 mm và chiều rộng danh nghĩa từ 600m trở lên.
  • Mác thép được quy định trong TCVN 9985-1 (ISO 9328-1) đến TCVN 9985-6 (ISO 9328-6), TCVN 9986 (ISO 630), ISO 683-1, ISO 683-2, ISO 683-10 và ISO 683-11.

Lưu ý:

  • Các sản phẩm có chiều rộng dưới 600mm, được cắt hoặc xẻ từ thép lá cán nóng thì dung sai có thể theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất tại thời điểm đặt hàng.
  • Các bảng trong Phụ lục A áp dụng cho các loại thép được quy định trong Phụ lục A của tất cả các phần (trừ phần 1) của TCVN 9985-1 (ISO 9328-1) đến TCVN 9985-6 (ISO 9328-6), TCVN 9986 (ISO 630) (nếu không có quy định khác).
  • Các bảng trong phụ lục B áp dụng  cho các loại thép được quy định trong Phụ lục B của tất cả các phần (trừ phần 1) của TCVN 9985-1 (ISO 9328-1) đến TCVN 9985-6 (ISO 9328-6), TCVN 9986 (ISO 630) (nếu không có quy định nào khác).
  • Các loại thép được quy định trong ISO 683-1, ISO 683-2, ISO 683-10 và ISO 683-11 có thể theo Phụ lục A hoặc Phụ lục B tùy thuộc vào thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

Xem thêm các sản phẩm của Nam Thành Vinh TẠI ĐÂY

Ưu điểm và nhược điểm băng thép cán nóng

Ưu điểm

Do được sản xuất bằng phương pháp cán nóng liên tục ở nhiệt độ cao nên tấm thép tấm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại thép tấm thông thường:

  • Thép lá cán nóng rất dễ bảo quản, độ bền cao, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và môi trường. Ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp xe hơi, sản xuất tôn lợp, gia công cơ khí, cán xà gồ, xây dựng dân dụng.
  • Dễ uốn và tạo hình: Nhiệt độ làm thay đổi cấu trúc vi mô của thép lá cán nóng. Thép trở nên dẻo và dai hơn nên dễ uốn, tạo hình để đáp ứng các nhu cầu sử dụng.
  • Dễ chỉnh sửa: Tấm thép dễ chỉnh sửa kích thước, hình dáng và hàn lại khi xuất hiện vết nứt ở nhiệt độ và áp suất cao.
  • Khả năng chịu lực tốt, chịu được trọng tải lớn, ít bị cong vênh, móp méo khi sử dụng.
  • Bảo quản dễ dàng: Tấm thép rất bền, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường. Vì thế, có thể sử dụng và bảo quản ngoài trời trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt mà không cần bịt lại
  • Giá thấp hơn thép tấm cán nguội: Thép tấm cán nóng dễ chế tạo ở nhiệt độ cao mà không bị cản trở, không cần làm nóng lại thép như thép tấm cán nguội. Vì thế, có thể sản xuất nhanh, nhiều hơn với giá thành rẻ hơn.

thép cán nóng

Nhược điểm

Băng thép cán nóng có một số nhược điểm khách hàng cần lưu ý khi mua:

  • Tính thẩm mỹ thấp: Dải thép sau cán nóng không được gia công tiếp mà cuộn lại nên độ hoàn thiện bề mặt không đồng đều, thiếu lớp màng dầu. Oxit hình thành ở nhiệt độ cao gây ra hiện tượng có vảy trên bề mặt.
  • Khó kiểm soát kích thước, hình dạng: Quá trình làm mát làm cho thép bị co lại, tạo ra các ứng suất bên trong. Vì thế, tấm thép không được đồng nhất, khó kiểm soát về kích thước và hình dạng, dễ tạo ra các biến dạng. Dung sai chênh lệch có thể từ 2 – 5 %.
  • Cần cán nóng cẩn thận: Nếu cán nóng không đúng cách, có thể làm hỏng phôi thép.

Ứng dụng của thép tấm cán nóng

thép cán nóng

Tuy có tính thẩm mỹ, độ chính xác không cao nhưng có độ bền cao, giá cả phải chăng nên hay được ứng dụng ở những nơi không cần hình dạng và dung sai chính xác như:

  • Xây dựng: Khung nhà, cửa ra vào, vách ngăn, dầm chữ I, chữ H, sàn, bậc thang…
  • Cơ khí: Gia công chi tiết máy, máy móc và thiết bị có kích thước lớn…
  • Giao thông vận tải: Khung xe tải, toa xe lửa, đường ray xe lửa, thiết bị ô tô, đóng tàu…
  • Đồ gia dụng: Giá đỡ, quạt gió, hệ thống thông gió, thùng phuy, thùng kim loại…

Tham khảo thêm: Các Loại Thép Trong Xây Dựng Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất